6 Đức tính và 24 Điểm mạnh tính cách trong Tâm lý học tích cực?

Trong khuôn khổ của Tâm lý học tích cực, Dr Martin Seligman và các cộng sự đã nghiên cứu tất cả các truyền thống tôn giáo và triết học lớn trên thế giới và nhận thấy rằng sáu nhóm nhân đức dưới đây được chia sẻ bởi rộng khắp tất cả các nền văn hóa trong suốt ba thiên niên kỷ qua.

Nhóm 1. Trí tuệ và kiến thức (Wisdom and knowledge)

Nhóm 2. Lòng can đảm (Courage)

Nhóm 3. Nhân văn (Humanity)

Nhóm 4. Công lý (Justice)

Nhóm 5. Chừng mực (Temperence/Moderation)

Nhóm 6. Siêu việt (Transcendence)

Vì những đức tính này được coi là hơi quá trừu tượng cho việc nghiên cứu khoa học, các nhà tâm lý học tích cực tập trung vào 24 điểm mạnh tính cách cụ thể mà nhờ đó hình thành nên 6 đức tính này.

cs_en
Nguồn: Internet
  1. Trí tuệ và kiến thức

Điểm mạnh đi kèm với nhóm đức tính này liên quan đến việc thu thập và sử dụng kiến thức, bao gồm:

  • Sáng tạo (Creativity)
  • Sự tò mò (Curiousity)
  • Phán đoán (Judgment)
  • Tình yêu với học tập (Love of learning)
  • Quan điểm (Perspective)

=> Bạn càng tò mò và sáng tạo hơn mình nghĩ bao nhiêu, bạn sẽ càng đạt được quan điểm và trí tuệ, và từ đó bạn sẽ thấy yêu thích việc học tập vì bạn đang phát triển một đức tính về trí tuệ và kiến thức.

  1. Lòng can đảm

Điểm mạnh đi kèm với nhóm đức tính này liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu khi đối mặt với những nghịch cảnh:

  • Lòng dũng cảm (Bravery)
  • Tính bền bỉ (Persistence/Perseverance)
  • Sự trung thực (Honesty)
  • Lòng hăng hái (Zest)

=> Chúng ta càng dũng cảm và kiên định bao nhiêu, lòng chính trực của chúng ta sẽ càng tăng lên bởi vì chúng ta sẽ đạt tới trạng thái về cảm giác sống còn; điều này sẽ dẫn đến sự can đảm hơn trong tính cách.

  1. Nhân văn

Điểm mạnh đi cùng nhóm đức tính này bao gồm sự chăm sóc và che chở cho người khác:

  • Tình yêu thương (Love)
  • Lòng tốt (Kindness)
  • Trí thông minh xã hội (Social intelligence)

=> Có một lý do tại sao Oprah Winfrey được xem như một biểu tượng của tính nhân văn: vì trong mỗi chương trình của mình, cô tiếp cận khách mời bằng sự tôn trọng, đánh giá cao và quan tâm (trí thông minh xã hội), cô thực hành lòng tốt thông qua các hoạt động từ thiện, và chắc chắn rằng mình thể hiện tình yêu của mình dành cho bạn bè và những người thân yêu.

  1. Công lý

Điểm mạnh đi kèm với nhóm đức tính này bao gồm những thế mạnh giúp xây dựng một cộng đồng lành mạnh và ổn định:

  • Công bằng (Fairness)
  • Khả năng lãnh đạo (Leadership)
  • Tinh thần đội nhóm (Teamwork)

=> Mahatma Gandhi là nhà lãnh đạo của phong trào độc lập Ấn Độ trong thời kỳ Ấn Độ là thuộc địa của Anh. Ông đã dẫn dắt Ấn Độ đi đến độc lập và giúp tạo ra các phong trào cho quyền dân sự và tự do bằng cách trở thành một công dân tích cực trong sự bất tuân (chống đối) bất bạo động. Thành tựu của Gandhi đã được áp dụng trên toàn thế giới vì tính phổ quát của nó.

  1. Sự chừng mực

Điểm mạnh được bao gồm trong đức tính này là những thế mạnh giúp chống lại sự thái quá:

  • Tha thứ và độ lượng (Forgiveness)
  • Khiêm tốn và khiêm nhường (Humility)
  • Thận trọng (Prudence)
  • Tự điều chỉnh (Self-regulation)

=> Sự tha thứ, độ lượng, khiêm nhường, thận trọng và kiểm soát hành vi và bản năng của bạn sẽ giúp bạn tránh xa kiêu ngạo, ích kỉ, hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác thái quá.

  1. Siêu việt

Điểm mạnh đi kèm với nhóm đức tính này bao gồm những thế mạnh tạo ra sự kết nối với vũ trụ lớn hơn và mang lại ý nghĩa:

  • Trân trọng cái đẹp và sự xuất sắc (Appreciation of beauty & excellence)
  • Lòng biết ơn (Gratitude)
  • Hy vọng (Hope)
  • Hài hước (Humour)
  • Sức mạnh tinh thần (Spirituality)

=> Đức Đạt Lai Lạt Ma đạt đến trạng thái siêu việt, vì ông không bao giờ đánh mất hy vọng vào tiềm năng của nhân loại, luôn luôn đánh giá cao tự nhiên trong sự hoàn hảo của nó, thường xuyên mỉm cười, và sống theo những gì ông tin là mục đích của mình.

Tâm lý học tích cực và Điểm mạnh tính cách

Việc xác định điểm mạnh của bản thân và biết cách sử dụng chúng sẽ giúp làm gia tăng và duy trì mức độ hạnh phúc của mỗi cá nhân.

Nghiên cứu cho thấy rằng những thế mạnh của con người có thể hoạt động như bộ đệm chống lại sự suy yếu về tâm thần. Ví dụ, lạc quan sẽ giúp chúng ta phòng ngừa trạng thái chán nản và nó cũng đã chỉ ra rằng sự vắng mặt của một điểm mạnh có thể là một dấu hiệu của bệnh tâm thần học. Các nhà trị liệu tâm lý, tư vấn viên, huấn luyện viên và các nhà tâm lý khác cũng sử dụng những phương pháp và kỹ thuật mới này để giúp xây dựng sức mạnh của con người và mở rộng đời sống của họ.

Trắc nghiệm Điểm mạnh tính cách VIA

Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn tầm quan trọng của việc tự nhận thức và liệt kê các thế mạnh của bản thân. Hôm nay, Cánh Diều giới thiệu với các bạn một công cụ khoa học giúp bạn làm điều này một cách dễ dàng hơn.

Sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm này các bạn sẽ biết được 6 lớp nhân đức và 24 điểm mạnh của mình được sắp xếp từ cao tới thấp (chú ý tất cả các cá nhân đều có đầy đủ 24 điểm này, chỉ khác nhau ở mức độ thể hiện mà thôi).

Bài test này có thể làm cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên. Đây là 1 công cụ khoa học, đã được thực nghiệm và điều chỉnh xuyên văn hoá và chứng tỏ sự phù hợp, hiệu quả. Chúng ta có thể ứng dụng công cụ VIA này trong lĩnh vực giáo dục nhằm đánh giá điểm mạnh của các em phục vụ công tác xây dựng chương trình và PP giáo dục phù hợp thức đẩy khả năng của trẻ; cũng có thể ứng dụng VIA trong các công việc liên quan tới Nhân sự thay vì sử dụng các PP chưa được chứng minh tính đúng đắn trong mục đích tìm hiểu nhân cách con người.

Trắc nghiệm VIA dành cho người lớn: http://www.viacharacter.org/www/Character-Strengths-Survey

Dành cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 10-17 tuổi: http://www.viacharacter.org/www/Research-Old2/Psychometric-Data-VIA-Youth-Survey

Các bạn hãy chia sẻ với Cánh Diều một số kết quả thú vị từ bài trắc nghiệm này nhé 😉

*****

Người tổng hợp: Yến Phạm

Bản quyền dịch: Cánh Diều Project

Nguồn tham khảo:

https://positivepsychologyprogram.com/classification-character-strengths-virtues/

http://www.viacharacter.org/www/Character-Strengths-Survey

Leave a comment