TÂM LÝ HỌC HIỆN SINH –  Làn sóng thứ 2.0 của phong trào Tâm lý học tích cực

“Hạnh phúc và Khổ đau, có nhau thì mới đủ”

Hiệp hội quốc tế về ý nghĩa cá nhân (INPM) đã và đang cố gắng thúc đẩy thực hành tâm lý học hiện sinh tích cực, được coi như là làn sóng thứ 2.0 của phong trào Tâm lý học tích cực. Tâm lý học hiện sinh được biết đến với việc nghiên cứu về các chủ đề đen tối như: Sự vô nghĩa, xa lánh, tuyệt vọng và nỗi sợ cái chết (Yalom, 1980). Do đó, ý tưởng về liệu pháp hiện sinh tích cực nghe có vẻ thật nghịch lý. Tuy nhiên, một khi chúng ta giải phóng bản thân khỏi truyền thống của trường phái “Triết học hiện sinh lục địa” và tập trung vào phương pháp trị liệu ý nghĩa, chúng ta bắt đầu thấy liệu pháp hiện sinh là một ánh sáng tích cực hơn.

Trị liệu hiện sinh tích cực dựa trên ý nghĩa có nhiều đặc điểm, bao gồm:

1: Nhận ra đời người là một hành trình đi tìm kiếm và tạo ra ý nghĩa/ lẽ sống. Con người sống trong một thế giới với những ý nghĩa mang tính cá nhân và văn hoá.

2: Nhận ra rằng mọi người có khuynh hướng phấn đấu cho ý nghĩa cá nhân, sự tăng trưởng và hạnh phúc dựa trên thực tế về sự vô thường của cuộc sống;

3: Cân bằng giữa như cầu được là chính mình (self-actualization) với nhu cầu thuộc về cộng đồng và sự hợp nhất về mặt tinh thần/ tâm linh.

4: Xem những lo lắng hiện sinh là điều kiện tiên quyết và cần thiết cho sự phát triển của các đức tính như lòng vị tha, lòng can đảm, sự sáng tạo, khả năng phục hồi, tình yêu và sự lạc quan;

5: Ủng hộ cách tiếp cận tích hợp đối với các trường phái khác nhau của các liệu pháp tâm lý hiện sinh và liệu pháp “Đi tìm lẽ sống – meaning-oriented psychotherapies”.

6: Thúc đẩy sự tích hợp của khoa học tâm lý và đời sống tâm linh trong thực hành tư vấn và nghiên cứu tâm lý học;

7: Nhấn mạnh việc khám phá ý nghĩa và mục đích của cả tình huống cụ thể và cuộc sống nói chung.

Lời người dịch: Tâm lý học tích cực ra đời ban đầu với chủ trương nghiên cứu về “những gì làm cho cuộc sống đáng sống” với các chủ đề như: Hạnh Phúc, An lạc, Cảm xúc tích cực, Điểm mạnh nhân cách……… và được coi như 1 liệu pháp “Giúp con người đạt được một cuộc đời Hài hoà và Hạnh phúc”. Tuy nhiên, TLH tích cực chưa bao giờ có ý định bỏ các cảm xúc “được cho là tiêu cực” sang một bên, hay loại trừ chúng ra khỏi đời sống con người. Làn sóng 2.0 trong nghiên cứu và thực hành TLH tích cực đã và đang tập trung vào chủ đề nghiên cứu này với hướng đi của TLH Hiện sinh + Liệu pháp Ý nghĩa + Tâm lý học liên văn hoá. TLH tích cực đang ngày càng tiến gần hơn trong việc khám phá ra những bằng chứng khoa học của câu nói “Hạnh phúc và Khổ đau, có nhau thì mới đủ” để giúp con người có một đời sống An lạc thực sự với chính mình và người mình thường yêu!

***

Người dịch: Minh Thành

Bản quyền: Cánh Diều Project

Nguồn: https://www.meaning.ca

 

 

Leave a comment