5 Phương pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Điều gì sẽ xảy ra nếu giáo viên mang phương pháp thực hành chánh niệm và ngừng làm mọi việc, mà chỉ tập trung vào sự hiện diện với bất cứ điều gì xảy ra xung quanh mình? Dưới đây là năm điều mà bạn có thể làm để trở thành người hỗ trợ, dẫn dường cho học sinh, bất kể mức độ trải nghiệm về chánh niệm của bạn tới đâu.

1. Tạm dừng

Theo cô Claire Standley định nghĩa điều này là “một khoảnh khắc tập trung, chú tâm trước khi bắt đầu”. Lớp học luôn bận rộn và thật khó tập trung sự chú ý của chúng ta. Thay vì vội vã hấp tấp với các nhóm học sinh và các nhiệm vụ, hãy tạm ngưng lại mọi việc. Dừng lại trước khi bạn tham gia vào các tiến trình của nhóm, dừng lại trước khi bạn tập hợp lớp để thông báo hoặc cho thông tin mới, dừng lại giữa việc nói chuyện với từng học sinh. Hãy tạo một khoảng không nhỏ và xem điều gì làm nên sự khác biệt.

2. Chỉ cần hít thở thật sâu

Cố gắng để hòa vào cơ thể của bạn chỉ trong một hơi thở. Kỹ thuật này có thế được sử dụng trong khi dừng lại hoặc trong bất cứ lúc nào bạn thấy lo lắng hoặc quá bận rộn (hầu hết chúng ta đều trong tình trạng này). Đặc biệt là những học sinh đang chịu áp lực học tập. Vì vậy, hãy hít một hơi thật sâu trước khi trả lời sẽ giúp chúng ta có thời gian thư thái hơn. Khi đó bạn có thể hồi đáp câu hỏi của học sinh với sự quan tâm nhiều hơn. Bạn có thể quyết định xem liệu bạn có cần thiết phải trả lời tất cả các câu hỏi hay không. Hãy yêu cầu học sinh hít thở sâu trước khi chúng đưa ra câu hỏi. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể nhận ra rằng chúng đã biết được câu trả lời.

3. Điều chỉnh cơ thể của bạn

Bạn có thể dừng lại bất cứ lúc nào và tự  hỏi “bây giờ chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể mình?” Chúng ta có thường xuyên cáu gắt và thất vọng về học sinh của mình ngay trước bữa trưa, cuối ngày hay khi lớp học quá nóng, quá lạnh không? Thật đáng ngạc nhiên khi giáo viên chúng ta thường chuyển sự khó chịu về thể chất như đói, mệt, đau khổ thành sự thất vọng đối với học sinh của mình. Thừa nhận cơn đau đầu và hoặc lo lắng có thể làm cho chúng ta xoa dịu cơn thịnh nộ. Tự xem lại chính bản thân mới có thể giúp chúng ta trở lại với giây phút hiện tại và giữ chúng ta không phản ứng thái quá hoặc mất bình tĩnh với bọn trẻ.

4. Quan sát mà không phán xét

“Chú ý về mục tiêu tại thời điểm hiện tại và không phán xét” là quan điểm thường được trích dẫn của Jon Kabat Zinn, phương pháp này rất hữu ích. Khi học sinh chuyển sang trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động học tập, những gì chúng ta thấy thường khá bất ngờ. Sự nhanh nhẹn trong phản hồi của chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt lớn, có nhiều học sinh sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro và chúng có thể đạt được nhiều thứ hơn.  Bằng cách tự hỏi bản thân “điều gì đang thực sự xảy ra ngay bây giờ?” chúng ta có thể  tách rời những kỳ vọng ta đang nghĩ sẽ xảy ra với những gì thực sự đang diễn ra mà không gắn mác tốt hay xấu, đúng hay sai. Nếu bạn đang nghĩ rằng  “học sinh đang làm sai, mình cần phải chuyển hướng chúng hoặc sửa lại” thì bạn đang bị ràng buộc theo suy nghĩ của bạn, rằng nó nên là như thế này chứ không phải nó là như thế kia, nghĩa là bạn sẽ ít giúp học sinh theo ý tưởng của chúng. Nếu chúng ta luôn cố gắng để đảm bảo rằng học sinh phải làm theo cách của chúng ta (cách mà chúng ta mong đợi) chúng ta sẽ không bao giờ có được điều gì mới. Vì vậy, quan sát mà không phán xét cho phép chúng ta nói bằng sự tò mò, thích thú thay vì lo lắng “Điều đó thật thú vị. Cô đang tự hỏi cái này nó sẽ hoạt động như thế nào?”

5. Sự vô thức

Cách suy nghĩ này, đôi khi còn được gọi là “suy nghĩ của người mới bắt đầu”, nó được thực hiện phù hợp với cả giáo viên và học sinh. Đó là khoảng không của tư duy mở, sự thích thú ngây thơ của trẻ con trong cái mới, không đoán trước được, sự đa dạng vô tận của con người mang đến cho những nỗ lực của họ, và vô số cách tiếp cận giải quyết vấn đề cũng như quá trình sáng tạo của chúng ta. “sự vô thức” là niềm vui trong sự buông bỏ kiểm soát và chấp nhận những hạn chế trong quan điểm và điều kiện của chúng ta. Chúng ta chấp nhận rằng học sinh thực sự có thể biết điều mà chúng ta không biết?

Hãy thử một trong những phương pháp thực hành chánh niệm này trong lớp của bạn và xem nó sẽ diễn ra như thế nào. Bạn đã bao giờ áp dụng những kĩ thuật của phương pháp thực hành chánh niệm chưa? Hãy giúp Cánh Diều bổ sung thêm những kỹ thuật và công cụ của riêng bạn để lưu lại khoảnh khắc với học sinh, và hãy cho chúng tôi thấy chúng ta có thể học được gì từ người khác nhé.

***

Nguồn: taogiaoduc.vn

Leave a comment